Ưu Điểm Và Hạn Chế Của Việc Đeo Kính Áp Tròng

Kính áp tròng hay còn gọi là lens, kính tiếp xúc. Được sử dụng để điều chỉnh những tật khúc xạ của mắt như cận – viễn – loạn. Việc lựa chọn mang kính áp tròng ngoài tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt trong giao tiếp mà kính còn giúp người đeo có tầm nhìn tốt hơn, dễ di chuyển theo tròng mắt. Tuy nhiên, nếu xét về những tác hại của kính áp tròng gây ra thì cũng không nhỏ đối với đôi mắt bạn. Dưới đây, là một số ưu điểm và hạn chế khi đeo lens và những lưu ý quan trọng bạn cần nắm khi sử dụng loại kính này.

1. Kính áp tròng là gì?

Là loại kính ôm sát vào giác mạc, hình chảo, có độ cong phù hợp với giác mạc của mắt bạn. Kính này không cần gọng đỡ, kính được làm từ chất liệu tổng hợp, đảm bảo chức năng sinh lý bình thường và không làm tổn thương đến đôi mắt của bạn.

uu-diem-va-han-che-cua-viec-deo-kinh

Khi bám sát giác mạc, sẽ có một lớp nước mỏng ngăn cách bề mặt giác mạc và kính áp tròng. Tác dụng của lớp nước này giúp kính di chuyển theo chuyển động của mắt. Lớp nước này sẽ được thay mới liên tục bởi nước mắt, làm giảm cơ hội bám động vi khuẩn. Ngoài ra, lớp nước này còn giúp bôi trơn và giảm trầy xước giác mạc.

Ngày nay, việc sử dụng kính áp tròng ngày càng phổ biến rộng rãi. Kính được sử dụng để điều chỉnh các tật khúc xạ của mắt. Tùy vào mục đích sử dụng mà loại lens này sẽ có màu sắc khác nhau. Mang lại tính thẩm mỹ cao cho khuôn mặt bạn trong giao tiếp.

2. Những loại kính áp tròng trên thị trường hiện nay.

Trên thị trường hiện nay, lens có những loại sau đây:

+ Loại mềm: Còn gọi là kính tiếp xúc mềm, kính thấm nước,…vì có tác dụng ngậm nước. Kính áp tròng loại mềm có chứa 40 – 80% nước, giúp thẩm thấu oxygen, mang lại cảm giác thoải mái cho người đeo.

+ Loại cứng: Kích thước nhỏ và phù hợp với giác mạc. Công nghệ hiện đại, loại kính cứng được làm bằng loại nguyên liệu LRPO (Lentilles Rigides Perméables à l’Oxygène) có khả năng tăng mức độ thẩm thấu oxygen.

+ Kính dùng thường ngày: Hạn sử dụng cho loại lens này chỉ trong vòng 1 ngày. Những ai chưa có nhiều kinh nghiệm đeo kính áp tròng hoặc chỉ đeo vào những dịp/ ngày quan trọng thì loại lens này cực kỳ phù hợp.

♦ Kính hàng tháng: Làm từ vật liệu silicone hydrogel, giúp tăng tính thấm oxy cho giác mạc.

♦ Kính đổi màu mắt: Có tác dụng làm đổi màu mắt phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

♦ Kính bảo vệ mắt: Có khả năng chống lại những tác hại của tia UV.

uu-diem-va-han-che-cua-viec-deo-kinh-ap-trong-1

3. Ưu và nhược điểm khi đeo kính áp tròng

a) Ưu điểm

Tăng tính thẩm mỹ: Đây là ưu điểm nổi bật nhất của lens, đặc biệt là cho phái nữ. Kính áp tròng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Bạn thường có xu hướng tự ti khi đeo hai “đít chai” lên mặt. Thậm chí, có những công việc đòi hỏi vẻ bề ngoài. Vì thế, lens chính là lựa chọn hoàn hảo cho bạn đấy!

Tiện lợi: gọn, nhẹ, dễ sử dụng, không có gọng nên có tác dụng đối với những người chơi thể thao hoặc những công việc đòi hỏi các hoạt động mạnh. Đồng thời, kính áp tròng được mang bám sát giác mạc nên không bị nhòe khi đi mưa.

Củng cố thị giác: Kính có gọng thường bị hạn chế tầm nhìn bởi môi trường nắng mưa thất thường. Ngược lại, kính áp tròng hoàn toàn không bị chói hoặc nhòe. Ngoài ra, kính áp tròng có thể di chuyển theo chuyển động của mắt khiến bạn mở rộng tầm nhìn và dễ dàng quan sát xung quanh.

Bảo vệ mắt trước các tác hại của tia cực tím: Đây là một ưu điểm mà những loại kính cổ điển không có. Hầu hết các loại lens đều có 1 lớp chống tác hại của tia UV, bảo vệ mắt.

Nhỏ mắt từ 6 – 8 lần khi đeo kính áp tròng

b) Nhược điểm

Lens rất khó đeo đặc biệt là đối với những người lần đầu tiên sử dụng.

Nếu đeo kính không chính xác có thể khiến giác mạc dễ bị trầy xước, viêm loét hoặc nhiễm trùng.

Lens cần vệ sinh hàng ngày nên khá bất tiện với những người bận rộn, không có nhiều thời gian.

Không nên sử dụng kính đã quá hạn, luôn vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đeo kính.

4. Lưu ý quan trọng khi sử dụng kính áp tròng.

Trước khi sử dụng kính nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt bởi những người đang gặp phải những căn bệnh về mắt nếu đeo lens có thể dễ bị kích ứng. Bên cạnh đó, kính áp tròng cần đeo đúng độ đối với người bị các tật khúc xạ nên cần được khám kỹ trước khi mua và sử dụng.

Không nên sử dụng kính áp tròng quá hạn hoặc không rõ nguồn gốc, xuất sứ.

Cần vệ sinh tay thật sạch trước khi đeo lens.

Bạn chỉ nên đeo kính trong một khoảng thời gian nhất định. Không đeo hàng ngày cần cho mắt được nghỉ ngơi. Nguyên nhân nếu bạn đeo kính trong thời gian lâu sẽ ngăn cản giác mạc tiếp xúc với không khí, khiến giác mạc thiếu oxy, thậm chí có thể dẫn tới viêm giác mạc.

Nên ngâm lens trong các dung dịch rửa kính chuyên dụng để giúp kính không bị biến dạng, tăng hạn sử dụng của kính.

Nhỏ mắt từ 6 – 8 lần khi đeo kính áp tròng từ 10h – 12h liên tục.

uu-diem-va-han-che-cua-viec-deo-kinh-ap-trong-4

Không nên sử dụng lại đối với loại kính đã dùng 1 lần.

Tuyệt đối, không sử dụng kính khi mắt đau hoặc viêm tấy đỏ, chảy nước mắt.

Nếu kính bị rách hoặc trầy xước cần nên bỏ vì nếu bạn cố đeo có thể khiến giác mạc bị tổn thương và gây ra những tình trạng xấu cho mắt.

Nếu bạn trang điểm thì nên đeo kính trước khi bạn trang điểm vì sau khi trang điểm bụi phấn dễ rơi vào mắt kính, gây kích ứng mắt.

Không nên dùng chung lens với mọi người để tránh nguy cơ lây lan những căn bệnh về mắt.

Những người đang có những dấu hiệu về mắt như khô, viêm nhiễm mắt thì không nên đeo kính.

Vệ sinh hộp đựng kính và thay mới 4 tuần/ lần hoặc theo khuyến cáo của hãng sản xuất.

Trên đây, là những lưu ý và ưu nhược điểm của kính áp tròng. Việc đeo kính có những ưu điểm nổi bật nhưng lại ẩn chứa rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đôi mắt của bạn. Do đó, chỉ nên sử dụng kính áp tròng trong những trường hợp đặc biệt và nên dùng xen kẽ kính áp tròng với kính gọng để giúp mắt được fresh và nghỉ ngơi nhất có thể nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *